State-level French master’s program

Training time: 1 year preparation + 3 years of specialization (4 years - 8 semesters)
Level: Formal university
Certificate: Bachelor's degree in architecture
Opening: 06/2021

Chuẩn đầu ra

Chương trình Tiên tiến ngành Kiến trúc của trường ĐH Kiến trúc Hà Nội là một trong các dự án Đào tạo thí điểm theo chương trình tiên tiến trình độ đại học của Bộ Giáo dục và Đào tạo năm 2008. Chương trình Tiến tiến ngành Kiến trúc là một trong những chương trình thành công của dự án sau 12 năm hoạt động với nhiều mục tiêu đã đạt được như:

  • Góp phần nâng cao chất lượng đào tạo ngành kiến trúc công trình,

  • Số lượng tuyển sinh tăng theo từng năm;

  • Chương trình đã tạo sự lan tỏa và ảnh hưởng tích cực tới các chương trình đào tạo khác;

  • Đội ngũ giảng viên trong và ngoài nước (Mỹ, Italy, Hàn Quốc, Đức, Pháp…) giàu kinh nghiệm, nhiệt tình, sáng tạo;

  • Hệ thống thư viện sách ngoại văn (tiếng Anh);

  • Phương pháp dạy và học hiện đại, tiếp cận phương pháp giảng dạy tiên tiến của trường ĐH Nottingham (Anh Quốc);

  • Sinh viên theo học tại chương trình có rất nhiều cơ hội giao lưu học hỏi kinh nghiệm, kiến thức và kỹ năng với các giảng viên, chuyên gia, sinh viên nước ngoài trong quá trình học tập cũng như tìm kiếm cơ hội học nâng cao tại nước ngoài và tìm kiếm việc làm thông qua các hoạt động quốc tế đa dạng mà Viện Đào tạo & HTQT tổ chức như trao đổi sinh viên (Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan, Pháp), hội thảo, seminar, workshop, dự án nghiên cứu, hội chợ du học việc làm…

Mô tả tóm tắt các học phần

Khối kiến thức giáo dục đại cương gồm 14 học phần: Khối kiến thức đại cương giúp người học có kiến thức vững chắc về khoa học xã hội, khoa học chính trị và pháp luật, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối cách mạng của đáng Cộng sản Việt Nam, giáo dục thể chất, khoa học tự nhiên, ngoại ngữ để người học có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, có khả năng tự học, tự nghiên cứu, sáng tạo và vận dụng những kiến thức đó để tiếp thu, nắm vững những kiến thức và kỹ năng chuyên ngành.

Khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp gồm 48 học phần: giúp người học có được kiến thức chuyên môn toàn diện ứng dụng vào việc thiết kế kiến trúc, quy hoạch, kiến trúc cảnh quan, nội thất và ngươi học cũng có thể phát triển kiến thức mới và có thể tiếp tục học tập ở trình độ cao hơn.

1. Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin – Phần 1

Về vai trò: đây là học phần có ý nghĩa quan trọng trọng việc xác lập nền tảng tư duy lý luận cho sinh viên. Kiến thức sẽ trang bị cho sinh viên: Học phần này sẽ cung cấp cho người học một hệ thống những tri thức lý luận triết học Mác – Lênin. Quan hệ với các học phần khác: Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin phần 1 có vai trò nền tảng về thế giới quan, phương pháp luận để từ đó tiếp cận nghiên cứu học phần Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin phần 2, môn Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam và môn Tư tưởng Hồ Chí Minh, cũng như định hướng cho việc tiếp thu và phát triển tri thức khoa học chuyên ngành.

2. Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin – Phần 2

Kiến thức sẽ trang bị cho sinh viên:bao gồm 6 chương thuộc phần Học thuyết kinh tế của chủ nghĩa Mác – Lênin về phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa và lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin về chủ nghĩa xã hội. Thông qua học phần này, người học nắm được bản chất, quy luật và xu hướng vận động của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa; thấy được tính tất yếu cho sự ra đời của một chế độ xã hội mới thay thế cho xã hội tư bản chủ nghĩa. Đó chính là xã hội cộng sản chủ nghĩa, mà giai đoạn đầu là xã hội xã hội chủ nghĩa.

3. Đường lối cách mạng Đảng cộng sản Việt Nam

Vai trò: Giúp sinh viên có nhận thức đúng đắn về vai trò lãnh đạo của Đảng đối với sự nghiệp cách mạng Việt Nam. Kiến thức sẽ trang bị cho sinh viên: những kiến thức cơ bản về sự ra đời của Đảng – chủ thể hoạch định đường lối cách mạng Việt Nam; quá trình hình thành, bổ sung và phát triển đường lối cách mạng từ cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân đến cách mạng xã hội chủ nghĩa; kết quả thực hiện đường lối cách mạng trong tiến trình cách mạng Việt Nam.

4. Tư tưởng Hồ Chí Minh

Vai trò của học phần: Giúp sinh viên nhận thức đúng đắn về vai trò, vị trí của tư tưởng Hồ Chí Minh đối với cách mạng Việt Nam; giáo dục về đạo đức, lối sống, tác phong cho người học, làm cho tư tưởng và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh ngày càng giữ vai trò chủ đạo trong đời sống tinh thần của thế hệ trẻ nước ta. Kiến thức sẽ trang bị cho sinh viên: Hệ thống, nội dung quan điểm lý luận của Hồ Chí Minh về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, giá trị của tư tưởng đó đối với cách mạng Việt Nam trong sự nghiệp giải phóng dân tộc và trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội hiện nay.

5. Pháp luật đại cương

Kiến thức sẽ trang bị cho sinh viên: học phần sẽ trang bị cho sinh viên những kiến thức lý luận chung có hệ thống về nhà nước và pháp luật, pháp chế XHCN, về hệ thống pháp luật Việt Nam. Giới thiệu tổng lược các ngành luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam: Luật Hiến pháp; Luật Hành chính; Luật Hình sự; Luật Tố tụng hình sự; Luật Dân sự; Luật Tố tụng dân sự; Luật Hôn nhân và gia đình, Luật Phòng, chống tham nhũng…

6-8. Giáo dục thể chất P1-3

Vai trò,ý nghĩa tác dụng của môn học là tạo điều kiện thuận lợi cho công việc giảng dạy, huấn luyện, học tập và nghiên cứu, bài giảng có nội dung ngắn gọn, đầy đủ kiến thức về các môn thể thao, có tính khoa học và thực tiễn, cũng như giúp Giáo viên có đầy đủ thông tin kiến thức cần thiết để phục vụ giảng dạy cho các em sinh viên, nhằm giúp sinh viên có được một quá trình học tập và rèn luyện logic, khoa học đạt hiệu quả cao nhất, ngoài ra sinh viên nắm được kiến thức cơ bản về lịch sử môn điền kinh nói chung và các môn thể theo cụ thể nói riêng.

9. Ngoại ngữ nâng cao P1

Cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về: Phát âm: Giới thiệu các mẫu ngữ điệu tiếng Anh, nhịp điệu, cách nối âm, các nhóm phụ âm, giúp học sinh sử dụng được những kiến thức phát âm đó để giao tiếp hiệu quả trong các hoạt động nói trên lớp. Các thời thể ngữ pháp tiếng Anh dành cho sinh viên trình độ tiền trung cấp như thời hiện tại đơn, hiện tại tiếp diễn, hiện tại hoàn thành, quá khứ đơn, quá khứ tiếp diễn, quá khứ hoàn thành, các động từ khuyết thiếu …; Những từ vựng được sử dụng trong các tình huống hàng ngày và để nói về các chủ điểm quen thuộc như gia đình, sở thích, lĩnh vực quan tâm, các nơi vui chơ giải trí, bảo tàng, di tích lịch sử, …… Bên cạnh đó, sinh viên cũng được học cách cấu tạo và sử dụng các loại từ vựng như tính từ, trạng từ, đại từ, động từ tình thái, cụm động từ, cách kết hợp từ, quy tắc cấu tạo từ; Các kỹ năng ngôn ngữ đọc, nghe, nói, viết ở mức độ tiền trung cấp.

10. Ngoại ngữ nâng cao P2

Trang bị kiến thức về bài thi IELTS, kỹ năng làm bài cho sinh viên để sau khi hoàn thành chương trình, sinh viên có thể đạt được 4.5 IELTS; tập trung 04 kỹ năng: Nghe – Nói – Đọc – Viết.

11. Ngoại ngữ chuyên ngành

Học phần bao gồm 09 bài cung cấp vốn từ vựng về chuyên môn, các mẫu câu, ngữ pháp cơ bản và các chức năng ngôn ngữ thông dụng nhất dùng trong khi trao đổi và trình bày các nội dung về chuyên môn.

12. Giáo dục quốc phòng

13-14. Thực hành/thực tế P1 & P2

Có tổng cộng 2 môn thực hành (thực tập) với tổng số lượng 4 tín chỉ. Hình thức để sinh viên đạt được các tín chỉ này bao gồm:

+ Sinh viên thực tập thiết kế tại các công ty tư vấn thiết kế kiến trúc, quy hoạch, xây dựng, quản lý, giám sát xây dựng. Sinh viên được công nhận 1-2 tín chỉ.

+ Sinh viên tham gia vào các workshop quốc tế, các dự án thiết kế dành cho cộng đồng, các cuộc thi thiết kế trong nước và quốc tế có uy tín… Tất cả các hoạt động này đều có chứng chỉ tham dự. Sinh viên được công nhận 1-2 tín chỉ.

+ Sinh viên tham gia các hội thảo chuyên ngành, các khóa đào tạo tập huấn nâng cao về chuyên ngành, các hoạt động xã hội, tham quan. Sinh viên được công nhận 1 tín chỉ.

15. Vẽ P1

– Hình thành năng lực nền tảng về nghệ thuật thị giác, bước đầu hình thành năng lực thiết kế Kiến trúc.

– Truyền cảm hứng để cá nhân sáng tạo, tích lũy kinh nghiệm, nâng cao năng lực thẩm mỹ.

– Có khả năng phân tích, đánh giá những vấn đề thẩm mỹ tạo hình dưới góc độ học thuật nghệ thuật thị giác.

– Vận dụng linh hoạt kiến thức nghệ thuật thị giác trong việc quan sát, cảm thụ, nhận thức và sáng tạo – nghệ thuật tạo hình trên mặt phẳng hai chiều.

16. Vẽ P2

– Vận dụng khái niệm của thuật ngữ tạo hình để cảm thụ, phát hiện và sáng tạo nghệ thuật trong không gian ba chiều.

– Tư duy thẩm mỹ tạo hình trong không gian – tiệm cận đến tư duy sáng tác kiến trúc.

– Rèn luyện và nâng cao năng lực tạo hình trong không gian ba chiều.

– Có khả năng phân tích, đánh giá những vấn đề tạo hình dưới nhiều góc độ, mang tính học thuật.

– Vận dụng kiến thức tạo hình không gian ba chiều vào nghệ thuật và kiến trúc.

– Có kỹ năng tìm ý tưởng, phát triển ý tưởng và trình bày ý tưởng – tạo hình trên hệ thống nghiên cứu, kinh nghiệm và sáng tạo của cá nhân.

17. Ngôn ngữ mô tả hình học

Học phần này dành cho sinh viên ngành kiến trúc và cảnh quan, được học ở học kì đầu tiên, gồm hai phần:

Phần 1: Hình chiếu thẳng góc – Bóng thẳng góc

Phần 2: Hình chiếu phối cảnh – Bóng phối cảnh

Trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về phương pháp biểu diễn không gian ba chiều bằng các phép chiếu.

Là học phần cơ sở để học các học phần chuyên ngành tiếp theo.

18. Kỹ thuật truyền đạt ý tưởng

Học phần Kỹ thuật truyền đạt ý tưởng nhằm cung cấp cho sinh viên các công cụ và không gian thực hành để phát triển kỹ năng tương tác với các cơ sở thiết kế khác thông qua các tài liệu kiến ​​trúc chuyên nghiệp.

– Hiểu sâu hơn về các công cụ và thành phần truyền tải ngôn ngữ kiến trúc.

– Phân tích và sắp xếp các thông tin liên quan đến một đồ án kiến ​​trúc thông qua biểu diễn đồ họa và văn bản.

– Tăng cường các kỹ năng sáng tạo và thúc đẩy các thói quen sáng tạo tốt.

– Tự lập tài liệu thuyết trình và thuyết trình các tài liệu kiến trúc.

19. Lịch sử kiến trúc và đô thị 1

Cung cấp kiến thức lịch sử kiến ​​trúc từ thời cổ đại đến đương đại

Sinh viên sẽ quen thuộc với các loại hình kiến ​​trúc chính với phong cách, chức năng, hình thức, cấu trúc, vật liệu của họ qua việc kiểm tra các tòa nhà chính dưới nhiều thay đổi có ảnh hưởng.

Hiểu sâu hơn về thực hành kiến ​​trúc và các phương pháp cơ bản của lịch sử kiến ​​trúc.

20. Lịch sử kiến trúc và đô thị 2

Cung cấp cho sinh viên những hiểu biết cơ bản về kiến trúc Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử tương đồng với các giai đoạn phát triển của đất nước. Giới thiệu một các tổng quát nhất khung kiến thức cơ bản về những đặc trưng, đặc điểm của kiến trúc Việt Nam trên nền cảnh của môi trường văn hoá xã hội và tạo dựng quan điểm nhận định / phân tích cỏc di sản kiến trúc truyền thống. Giúp sinh viên có khả năng tự học và nghiên cứu các tài liệu tham khảo để hoàn thiện kiến thức của mình.

21. Kết cấu và xây dựng 1

Môn học nhằm giới thiệu những kiến thức cơ bản về hệ kết cấu chịu lực trong công trình, phạm vi áp dụng, vật liệu sử dụng, cấu tạo và các phương pháp tính để kiểm tra độ bền, độ cứng của các hệ kết cấu trong xây dựng. Môn học giúp cho sinh viên hiểu và nắm vững cách tính nội lực, chuyển vị, ứng suất trong cỏc thanh chịu lực đơn giản. Từ đó vận dụng để giải quyết các bài toán cơ bản về bền và cứng của thanh. Đây là môn kĩ thuật cơ sở cung cấp các kiến thức cơ bản để tính kết cấu chịu lực trong công trình và là nền tảng để học tiếp các môn học Kết cấu công trình.

22. Kết cấu và xây dựng 2

Học phần bao gồm hai phần, phần 1: kết cấu bê tông và phần 2: kết cấu gạch đá. Nội dung phần 1 gồm: Bản chất của BTCT; các đặc trưng của vật liệu bê tông và cốt thép trong cấu kiện BTCT; dầm tiết diện chữ nhật chịu uốn, chịu cắt; cột chịu nén đúng tâm, và nén lệch tâm; Một số loại sàn BTCT: sàn bản dầm, sàn bản kê, sàn ô cờ, sàn phẳng; kết cấu bê tông ứng suất trước; các kết cấu công trình gồm: kết cấu khung, kết cấu mái, kết cấu bể chứa. Nội dung phần 2 gồm: Vật liệu và các đặc trưng cơ học của khối xây gạch đá; thiết kế khối xây chịu nén dúng tâm và nén lẹch tâm.

23. Kết cấu và xây dựng 3

Học phần bao gồm 2 phần: Kết cấu thép gỗ và thi công.

Phần kết cấu thép và gỗ gồm 4 chương, trong đó:

Chương 1 trình bày những khái niệm cơ bản về vật liệu thép dùng trong xây dựng, phương pháp tính toán kết cấu thép.

Chương 2 trình bày đặc điểm cấu tạo và nguyên tắc tính toán các cấu kiện cơ bản trong kết cấu thép là dầm, cột, giàn.

Chương 3 trình bày đặc điểm cấu tạo kết cấu chịu lực của một số dạng công trình thép thông dụng như nhà công nghiệp, nhà nhịp lớn, nhà cao tầng.

Chương 4 trình bày những khái niệm cơ bản về vật liệu gỗ trong xây dựng, đặc điểm cấu tạo của các cấu kiện cơ bản trong kết cấu gỗ như dầm, cột, giàn.

Phần thi công công trình gồm có các nội dung cơ bản như sau:

– Giới thiệu các công tác chuẩn bị cho việc thi công công trình.

– Giới thiệu các công tác thi công đất và nền móng, thi công bê tông và bê tông cốt thép toàn khối công trình.

– Giới thiệu các công tác thi lắp ghép công trình dân dụng và công nghiệp.

– Giới thiệu công tác thi công hoàn thiện công trình.

– Giới thiệu biện pháp lập tiến độ thi công theo phương pháp sơ đồ ngang và cách lập mặt bằng thi công công trình.

24. Luật xây dựng và quy hoạch

Học phần này có vai trò cung cấp các kiến thức cơ sở về pháp luật xây dựng cho sinh viên. Trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về hệ thống Pháp luật Việt Nam. Giúp sinh viên hiểu một cách có hệ thống về quy trình pháp lý cần thiết khi tiến hành các hoạt động xây dựng.

Kiến thức của học phần giúp sinh viên hoàn thành các nội dung khác của chương trình đào tạo, từ việc tra cứu, đối chiếu, so sánh đến việc áp dụng, thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật để làm bài tập, đồ án thiết kế, nghiên cứu khoa học trong quá trình học cũng như hoạt động xây dựng trong thực tiễn.

25. Cấu tạo kiến trúc

Trang bị cho sinh viên kiến thức cơ bản về các cấu tạo thông dụng của công trình kiến trúc, trên cơ sở đó có thể vận dụng để thiết kế các chi tiết cấu tạo trong các công trình / đồ án kiến trúc, phục vụ quá trình nghiên cứu sáng tác và thể hiện các bản vẽ kỹ thuật thi công.

Nghiên cứu cách cấu kết nên một công trình từ các bộ phận lớn nhất cho đến các chi tiết nhỏ nhất dựa trên những nguyên tắc và yêu cầu nhất định, đảm bảo tính bền vững, chắc chắn và ổn định cho công trình

Cung cấp cho sinh viên các nguyên tắc thiết kế và yêu cầu kỹ thuật cơ bản của từng bộ phận cấu tạo trong công trình; nguyên lý cấu tạo bộ khung chịu lực, lớp vỏ bao che và các chi tiết kiến trúc với các liên kết, mối nối hợp lý nhất; yêu cầu, quy cách thể hiện một số chi tiết cấu tạo kiến trúc điển hình.

26. Tin học trong thiết kế P1

– SketchUp là một công cụ mạnh để truyền đạt khái niệm thiết kế 3D trong quá trình làm việc chuyên nghiệp.

– Môn học này sẽ giới thiệu cho Sinh viên về Google SketchUp, một chương trình miễn phí đủ mạnh cho các ứng dụng thương mại như Kiến trúc và Kỹ thuật. Môn học này sẽ giúp sinh viên nắm vững kiến ​​thức cơ bản về SketchUp.

27. Tin học trong thiết kế P2

– Revit Architecture là phần mềm mô hình hóa thông tin xây dựng máy tính và được phát triển bởi Autodesk

– Phần mềm Revit cung cấp các công cụ hỗ trợ cho việc thiết kế kiến ​​trúc, kỹ thuật MEP, kỹ thuật kết cấu và xây dựng. Revit được xây dựng riêng cho BIM để giúp bạn thiết kế, xây dựng và bảo trì các tòa nhà chất lượng cao hơn, tiết kiệm năng lượng hơn. Các tính năng toàn diện làm cho Revit trở thành một giải pháp lý tưởng cho toàn bộ nhóm dự án xây dựng.

– Với phần mềm Revit, bạn là một chuyên gia thiết kế và xây dựng, sẽ có thể đưa ý tưởng vào xây dựng với cách tiếp cận dựa trên mô hình được phối hợp và thống nhất.

28. Vật liệu và kiến trúc

Giới thiệu cho sinh viên các loại vật liệu xây dựng như vật liệu kết cấu, vật liệu hoàn thiện, vật liệu thân thiện với môi trường về đặc trưng, tính năng, cấu tạo, màu sắc… Môn học này nhấn mạnh vào sự hiểu biết cần thiết của các kiến trúc sư tương lai về các loại vật liệu hoàn thiện và mối tương quan của vật liệu và thiết kế kiến trúc. Thông qua môn học này, sinh viên làm quen và biết cách sử dụng các loại vật liệu khác nhau cho các dạng công trình khác nhau với những yêu cầu về chất liệu, kinh phí, chất cảm công trình, cấu tạo…

29. Kỹ thuật hạ tầng và môi trường đô thị

Vai trò, vị trí học phần:Học phần đóng vai trò quan trọng trong khối kiến thức chuyên ngành cho các kiến trúc sư, giúp sinh viên biết được mối quan hệ giữa kỹ thuật hạ tầng với công trình kiến trúc.

Kiến thức sẽ trang bị cho sinh viên:Các kiến thức tổng thể về địa hình và các công tác quy hoạch, sinh viên hiểu nguyên tắc hoạt động của hệ thống các công trình kỹ thuật hạ tầng và nguyên lý thiết kế các công trình này trong thiết kế đô thị.

Quan hệ với các học phần khác trong chương trình đào tạo:Liên quan đến học phần Lý thuyết quy hoạch đô thị.

30. Xã hội học đô thị

Học phần này trình bày những vấn đề cơ bản về sự hình thành và phát triển của Xã hội học đô thị như :Quá trình đô thị hóa, mối liên hệ giữa đô thị hóa, công nghiệp hóa, hiện đại hóa và sự phát triển xã hội, những vấn đề xã hội học của các đô thị Việt Nam hiện nay…

31. Thực hành và Quản lý

Quy hoạch đô thị bền vững là lĩnh vực ưu tiên cho các trường đại học để giải quyết hiệu quả các thách thức môi trường và xã hội mà các thành phố phải đối mặt. Vì vậy, môn học này sẽ thảo luận về các phương pháp quản lý môi trường khác nhau và quản lý môi trường đô thị. Môn học này sẽ kiểm tra các khái niệm về tính bền vững và phát triển bền vững. Phát triển bền vững bao gồm các khía cạnh môi trường, kinh tế và xã hội, và sẽ cần đạt được sự cân bằng để đạt được các mối quan hệ hài hòa giữa các khía cạnh khác nhau của sự phát triển. Phiên họp sẽ xem xét các tài liệu chính của Liên Hợp Quốc và Việt Nam về phát triển bền vững và kiểm tra sự phát triển đô thị bền vững của Việt Nam trong bối cảnh phát triển bền vững.

32. Công nghệ tòa nhà

Môn học trang bị cho sinh viên kiến thức về các nguyên tắc thiết kế, xây dựng và vận hành của các tòa nhà và các thành phần kỹ thuật liên quan; cho sinh viên kiến thức cơ bản về vật lý liên quan đến các tòa nhà và đề xuất cái nhìn tổng quan về các vấn đề khác nhau phải được kết hợp đầy đủ để cung cấp cho người sinh sống sức khỏe thể chất, chức năng và tâm lý tốt nhất.

Sinh viên sẽ được hướng dẫn thông qua các thành phần, ràng buộc và hệ thống khác nhau của một công trình kiến ​​trúc. Chúng sẽ được kiểm tra độc lập và theo cách mà chúng tương tác và ảnh hưởng lẫn nhau.

33. Lý thuyết thiết kế kiến trúc

Lý thuyết thiết kế là môn học giới thiệu chung về các nguyên tắc dẫn dắt các cấu hình kiến ​​trúc thông qua các khái niệm và biểu diễn. Sinh viên được học kiến ​​thức chung về các yếu tố thiết kế, cho đến những cân nhắc quan trọng của thiết kế, bao gồm phân tích các mảng kiến ​​trúc và quan niệm của nó.

34. Nhập môn kiến trúc bền vững

Môn học này đặc biệt quan trọng trong bối cảnh các vấn đề toàn cầu đang nổi lên đòi hỏi các thiết kế bền vững về kiến ​​trúc. Môn học này giới thiệu cho sinh viên các vấn đề cơ bản trong xã hội, kinh tế, con người đối với năng lượng, tài nguyên, hệ sinh thái… một cách có hệ thống để sinh viên có kiến ​​thức thiết kế, nhận thức về các vấn đề toàn cầu mà thiết kế kiến ​​trúc là một phần quan trọng và có các kỹ năng cần thiết để có thể áp dụng vào đồ án thiết kế đầu tiên của họ.

35. Nghiên cứu thực địa

Môn này giảng dạy cho sinh viên phương pháp phân tích địa điểm trong khu đô thị. Nó nhấn mạnh vào việc lập hồ sơ và phân tích các đặc tính vật lý của một khu vực hiện trạng, sử dụng phác thảo phối cảnh, sơ đồ mặt bằng / sơ đồ, mô hình mô tả và mô hình sơ đồ tổng thể.

36. Cấu trúc không gian

Học phần này kế tiếp học phần Nghiên cứu thực địa. Những câu chuyện kiến trúc trong học phần này tập trung vào việc phân tích các điều kiện về kiến ​​trúc tại một khu đô thị hiện hữu như văn hóa, lịch sử và dân tộc học. Sinh viên phải tiến hành các công việc như phỏng vấn tại hiện trường, phác thảo, mô tả, báo cáo… xem xét trình tự xây dựng tòa nhà; giao thông với các không gian chức năng khác nhau dưới tác động của các điều kiện tự nhiên, tầm nhìn…

37. Thiết kế mở rộng

Môn học này sử dụng phân tích khu đô thị từ hai học phần Nghiên cứu thực địa và nghiên cứu văn hoá / lịch sử / dân tộc học từ Cấu trúc không gian, để tạo thành một cơ sở nghiên cứu cho việc giải quyết nhu cầu, hoặc nhu cầu bằng kiến trúc. Địa điểm cũng tương tự như các học phần trước. Các nhu cầu được sinh viên xác định vào cuối học phần Cấu trúc không gian. Học phần Thiết kế mở rộng cung cấp cơ hội cho sinh viên áp dụng các phát hiện trong nghiên cứu để giải quyết nhu cầu kiến trúc của người dân, xem xét các khía cạnh vật chất, văn hoá, dân tộc học và lịch sử của họ.

38. Lý thuyết thiết kế nội thất

Môn học Lý thuyết nội thất là một môn học lý thuyết tiếp nối chương trình hoặc sau môn Hình họa 5, Trang trí chuyên ngành 1-2, Kiến trúc công trình nằm trong học kì 8 năm thứ 4. Đối với sinh viên chuyên ngành Thiết kế Nội thất, học phần bổ trợ kiến thức để kết nối công tác thiết kế cũng như tư duy phối hợp giữa không gian nội và ngoại thất công trình kiến trúc.

Học phần cung cấp cho sinh viên những kiến thức về:

– Quá trình hình thành và phát triển của Nội ngoại thất ; mối liên hệ giữa Kiến trúc và Nội ngoại thất ; Các phong cách Nội ngoại thất và thiết kế Nội ngoại thất ; Các yếu tố tác động tới công tác thiết kế, thi công Nội ngoại thất…

– Các nhân tố cơ sở trong thiết kế Nội ngoại thất : Không gian ; Nhân trắc ; Màu sắc và ánh sáng; Bố cục…

– Các thành phần cơ bản trong thiết kế nội thất : Thành phần bao che ; Thành phần sử dụng ; Thành phần trang trí ; Thành phần kỹ thuật.

– Ngoại thất : Phong cách ; Các thành phần ngoại thất…

– Phương pháp nghiên cứu ; Hồ sơ Nội ngoại thất

39. Kiến trúc và môi trường 1

– Vật lý kiến trúc là môn học cơ sở của các ngành Kiến trúc, Quy hoạch và Xây dựng, Vật liệu xây dựng, Quản lí đô thị, với nội dung gồm 3 phần chính: Môi trường Nhiệt Ẩm, Môi trường Âm thanh, Môi trường Ánh sáng.

– Phần Môi trường Nhiệt Ẩm trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về các yếu tố khí hậu ngoài nhà và vi khí hậu trong công trình; các dạng truyền nhiệt và tính toán cách nhiệt cho kết cấu bao che theo yêu cầu chống nóng và chống lạnh; tính toán truyền ẩm qua kết cấu ngăn che, các giải pháp cách nhiệt, cách ẩm, che nắng, thông gió tự nhiên tốt để đạt hiệu quả chống nóng, chống lạnh, chống ẩm, tạo môi trường vi khí hậu tiện nghi trong công trình.

– Phần Môi trường Âm thanh cung cấp cho sinh viên có những kiến thức cơ bản về âm thanh và các giải pháp cách âm, chống ồn và tính toán âm học phòng trong công trình.

– Phần Môi trường Ánh sáng trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về ánh sáng, phương pháp tính toán chiếu sáng nhân tạo và sử dụng ánh sáng tự nhiên trong công trình.

– Học phần có mối quan hệ chặt chẽ với các học phần khác trong chương trình đào tạo, bổ sung kiến thức cho các môn học và đồ án chuyên ngành

40. Kiến trúc và môi trường 2

Năng lượng là trung tâm của hầu hết các vấn đề kinh tế, môi trường và phát triển quan trọng mà thế giới hiện nay phải đối mặt. Các dịch vụ năng lượng sạch, hiệu quả, giá cả phải chăng và đáng tin cậy là rất cần thiết cho sự thịnh vượng toàn cầu. Vì vậy, một trong những thách thức chính là tìm ra chiến lược để sưởi ấm và làm mát các thành phố mà không cần nhiên liệu hóa thạch. Các thành phố sử dụng hơn 70% năng lượng toàn cầu và, 40 – 50% lượng khí thải nhà kính trên toàn thế giới. Ở một số thành phố, sưởi ấm và làm mát có thể chiếm tới một nửa mức tiêu thụ năng lượng địa phương. Bất kỳ giải pháp nào cho quá trình chuyển đổi khí hậu và năng lượng đều phải giải quyết rõ ràng vấn đề sưởi ấm và làm mát đô thị bền vững. Môn học sẽ xem xét các thách thức môi trường toàn cầu quan trọng mà thành phố đang phải đối mặt, phân tích các phản ứng phù hợp trong việc giải quyết thách thức toàn cầu này.

41. Nguyên lý thiết kế nhà ở

Lý thuyết kiến trúc nhà ở là học phần lý thuyết đầu tiên của khối kiến thức chuyên ngành, cung cấp cho sinh viên năm thứ 1 ngành Kiến trúc những hiểu biết cơ bản về các loại nhà ở, làm nền tảng để xây dựng ý tưởng và nghiên cứu thiết kế các đồ án liên quan. Sinh viên được tiếp cận kiến trúc nhà ở một cách hệ thống trên cả phương diện lý thuyết và thực tiễn, từ khái niệm chung và những vấn đề cơ bản (các yếu tố khách quan & chủ quan, các bộ phận cấu thành không gian ở, đặc điểm và nguyên tắc thiết kế các loại nhà ở), cho đến các yêu cầu về kỹ thuật – công nghệ và các xu hướng phát triển của kiến trúc nhà ở đương đại.

42. Nguyên lý thiết kế các công trình công cộng

Lý thuyết KTCTCC là học phần quan trọng của khối kiến thức chuyên ngành, cung cấp cho sinh viên năm thứ 2 ngành Kiến trúc những hiểu biết cơ bản về các loại hình CTCC, làm nền tảng để xây dựng ý tưởng và nghiên cứu thiết kế các đồ án CTCC. Sinh viên được tiếp cận kiến trúc CTCC một cách hệ thống trên cả phương diện lý thuyết và thực tiễn, từ khái niệm chung (định nghĩa, đặc điểm, phân loại), những vấn đề cơ bản và nguyên tắc đặc trưng trong thiết kế, cho đến nhận định về các xu hướng phát triển của KTCTCC đương đại.

43. Lý thuyết quy hoạch

– Là môn học thuộc khối kiến thức chuyên ngành, trang bị các cơ sở lý luận cơ bản nhất về quy hoạch đô thị.

– Trang bị kiến thức tổng quan về Đô thị, Đô thị hoá; Nguyên tắc, lý luận và quan điểm lập quy hoạch đô thị; Xu hướng quy hoạch đô thị hiện đại.

– Giúp sinh viên nắm được kiến thức cơ bản về đô thị và quy hoạch đô thị;

– Giúp sinh viên nắm được những nguyên tắc cơ bản, những lý luận và các quan điểm lập quy hoạch chung đô thị, quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết các khu chức năng trong cơ cấu quy hoạch một đô thị;

– Giúp sinh viên nắm được các xu thế và quan điểm quy hoạch đô thị hiện đại;

– Cung cấp cho sinh viên kỹ năng phân tích, dự báo quy mô dân số, đất xây dựng đô thị; tính toán, lựa chọn các chỉ tiêu kinh tế – kỹ thuật trong đồ án quy hoạch đô thị.

– Giúp sinh viên nắm được những yêu cầu cơ bản trong nghệ thuật tổ chức không gian kiến trúc một quần thể công trình, một khu chức năng và toàn đô thị.

44. Lý thuyết thiết kế đô thị

Môn học này khám phá sự phát triển của các ý tưởng và nguyên tắc của Thiết kế đô thị bằng cách tập trung vào mối quan hệ giữa thay đổi xã hội và tổ chức chính thức của môi trường đô thị. Các dòng lập luận lịch sử, lý thuyết và phê phán sẽ được theo đuổi bằng cách kiểm tra các địa điểm và không gian đô thị trong quá trình tạo, sử dụng và thay đổi của chúng, từ các nền văn minh sơ khai cho đến hiện tại.

45. Lý thuyết thiết kế kiến trúc cảnh quan

– Là học phần lý thuyết cơ bản có vai trò quan trọng. Đây là học phần tiên quyết để thực hiện các học phần thiết kế. Học phần giới thiệu kiến thức tổng quan về sự hình thành và phát triển kiến trúc cảnh quan. Tìm hiểu về nhiều chuyên ngành (nhân chủng học, văn hóa, lịch sử nghệ thuật về các ý tưởng tinh thần, văn học và xã hội) bằng phương pháp so sánh các hệ thống của phương Tây và phương Đông.

46. Nguyên lý TK công trình khẩu độ lớn

Mái dài ngày nay được áp dụng rộng rãi cho các hoạt động thể thao, xã hội, công nghiệp, sinh thái và các hoạt động khác. Kinh nghiệm thu thập được trong những thập kỷ trước đã xác định các loại hình cấu trúc là cấu trúc không gian, cấu trúc cáp, cấu trúc màng và vật liệu mới – dưới sức căng kết hợp với các hệ thống kết cấu nhẹ, là trạng thái nghệ thuật trên thiết kế kết cấu nhịp dài. Để tăng đánh giá độ tin cậy của các hệ thống kết cấu nhịp rộng, nên áp dụng phương pháp thiết kế khái niệm tổng hợp dựa trên kiến ​​thức. Môn học sẽ xem xét các loại cấu trúc này để xác định các nguyên tắc chính; nghiên cứu thiết kế và phân tích các hệ thống kết cấu thông qua theo dõi tải trọng, hành vi cấu trúc tổng thể, các tính chất và tiềm năng thiết kế của các vật liệu khác nhau và mối quan hệ giữa cấu trúc nhịp lớn và đường bao bên ngoài.

47. Nguyên lý thiết kế nhà cao tầng

Thiết kế tòa nhà cao tầng là một quá trình phức tạp với các yếu tố ảnh hưởng khác nhau như văn hoá, xã hội và kinh tế. Các nguyên tắc và cân nhắc được rút ra từ các nghiên cứu cơ bản và thực tiễn trong lĩnh vực thiết kế kiến ​​trúc, thiết kế kết cấu và phát triển đô thị có thể cung cấp các tiêu chí, yêu cầu và khó khăn cho việc sử dụng thích hợp và mong muốn các tòa nhà cao tầng. Nói chung, việc sử dụng có điều kiện các tòa nhà cao tầng có thể được xem như một giải pháp thực tế để đáp ứng mọi người và đáp ứng các yêu cầu liên quan khác cho các chức năng thích hợp ở các thành phố lớn.

48. Nhóm môn lý thuyết kiến trúc:

§ Lý luận và phê bình kiến trúc

Cung cấp cho sinh viên năm cuối ngành Kiến trúc những hiểu biết cơ bản về lĩnh vực lý luận và phê bình kiến trúc. Sinh viên được tiếp cận LL&PB một cách hệ thống trên cả phương diện lý thuyết và thực tiễn, từ các khái niệm chung và nhận thức về bản thể & đặc trưng của kiến trúc như một nghệ thuật, đến nhận định những vấn đề và trào lưu phát triển của kiến trúc đương đại.

§ Bảo tồn di sản kiến trúc

Trang bị cho sinh viên ngành kiến trúc các kiến thức lý thuyết và thực hành về bảo tồn di sản kiến trúc và đô thị.

§ Văn hóa và kiến trúc

Môn học đề cập đến mối quan hệ giữa văn hóa và kiến trúc Việt Nam, trong đó nhấn mạnh vào những biểu hiện của văn hóa nhận thức, văn hóa tâm linh, văn hóa tổ chức và văn hóa sinh hoạt trong kiến trúc truyền thống Việt Nam.

49. Nhóm môn xu hướng kiến trúc:

§ Kiến trúc Toàn cầu

Toàn cầu hóa đã phát triển trong hơn nửa thế kỷ qua và mang lại nhiều lợi ích trong sự phát triển chung của kiến trúc thế giới với sự đa dạng về phong cách, xu hướng, trào lưu. Cùng với sự trao đổi kinh tế, trao đổi văn hóa (đặc biệt là văn hóa đại chúng) cũng như nghệ thuật hay kiến trúc đang diễn ra mạnh mẽ với sự dịch chuyển về con người, thông tin…Tuy nhiên những vấn đề về kiến trúc toàn cầu cũng đặt ra những thách thức mới đe dọa các đặc điểm địa phương (văn hóa, lối sống, nghệ thuật, kiến trúc…) và tìm kiếm những con đường mới trong kiến trúc để hòa hợp được tính toàn cầu và tính địa phương là thách thức của mỗi kiến trúc sư.

§ Kiến trúc Á đông

Văn hóa và kiến trúc á đông có lịch sử và truyền thống, đây cũng là khu vực năng động của thế giới. Văn hóa và kiến trúc á đông nổi bật nhấ là Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn độ và các nước Đông Nam Á. Trong xu hướng hội nhập của khu vực và thế giới, bên cạnh các kiến thức từ học phần lịch sử kiến trúc Việt Nam và Lịch sử kiến trúc thế giới, sinh viên được trang bị các kiến thức chuyên sâu về mảng kiến thức quan trọng này.

§ Những xu hướng kiến trúc đương đại:

Môn học Kiến trúc đương đại là một môn học tự chọn tiếp nối chương trình Lịch sử Kiến trúc phần 1 và lịch sử kiến trúc phần 2 .

Cung cấp cho sinh viên khoa Kiến trúc nhũng kiến thức cơ bản về kiến trúc đương đại theo hệ thống được tổng kết theo các trào lưu, xu hướng phát triển của kiến trúc ngày nay, đồng thới giúp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về những thách thức môi trường tự nhiên và xã hội trong bối cảnh phát triển hiện nay trên thế giới.

50. Nhóm môn kỹ thuật đương đại

§ Kiến trúc gỗ

Công trình xanh đòi hỏi chúng ta phải tiếp tục khám phá gỗ như là một trong những loại vật liệu sinh thái nhất hiện nay. Môn học sẽ khám phá các công trình gỗ với hiệu suất cao và tiềm năng của chúng. Khuyến khích phát triển các cấu trúc gỗ linh hoạt thông qua các phương tiện chế tạo kỹ thuật số, các khái niệm về tuỳ biến hàng loạt và tư duy hệ thống mô đun. Bên cạnh tiềm năng về sự linh hoạt, tiện nghi, gỗ có thể dẫn đến giảm chi phí xây dựng, cải thiện độ chính xác và chất lượng được xây dựng cũng như giảm nhẹ các sai sót về xây dựng. Các tính chất kết cấu và vật lý, các hệ thống xây dựng truyền thống và hiện đại cũng như các chi tiết sẽ được nghiên cứu kỹ lưỡng thông qua các bài giảng, thực hành thí nghiệm và một dự án thiết kế nhỏ.

§ Kiến trúc tre

Tre là vật liệu truyền thống trong nhiều vùng văn hóa xây dựng trên thế giới. Trong thế giới hiện đại và đặc biệt là trong các công trình sinh thái, tre cũng như gỗ được xem là những vật liệu sinh thái hiệu quả nhất, đặc biệt là trong các dạng công trình nghỉ dưỡng, ăn uống…Môn học này sẽ giúp sinh viên tiếp cận với những vấn đề liên quan tới thiết kế, kỹ thuật, vật liệu kết cấu và hoàn thiện, chi tiết cũng như trang trí của tre trong xây dựng.

§ Thiết kế trong môi trường di sản

Thông qua những hiểu biết có hệ thống sinh viên hình thành những quan điểm nhận định mang tính tổng kết thông qua việc so sánh những đặc điểm theo hệ thống nhận dạng, phục vụ cho công tác nghiên cứu khoa học và việc đề xuất ý tưởng trong hệ thống đồ án kiến trúc và quy hoạch mang tính thời đại.

51. Đồ án cơ sở (số tín chỉ: 3, thời lượng: 15 tuần)

Sinh viên tìm hiểu và đọc các quy định trong hồ sơ đồ án kiến trúc hoàn chỉnh để từ đó có thể thể hiện đủ đúng, diễn giải ý tưởng rõ ràng. Sau đồ án cơ sở có thể bắt đầu chuỗi hoạt động tập sáng tác qua các đồ án với các chuyên đề đa dạng.

52. Đồ án thiết kế công trình 1 (số tín chỉ: 3, thời lượng: 15 tuần)

Thiết kế kiến trúc 1 là học phần thực hành chuyên ngành đầu tiên ở học kỳ 2 năm thứ 1. Sinh viên được tiếp xúc với một dạng công trình nhỏ đầu tiên, trong đó nghiên cứu và thiết kế các không gian kiến trúc nhỏ, có thể chưa phải là một thể loại công trình cụ thể. Tập trung vào trải nghiệm không gian, trình tự, hình thức, ánh sáng.

53. Đồ án thiết kế công trình 2 (số tín chỉ: 4, thời lượng: 15 tuần)

Nghiên cứu hiện trạng, các câu chuyện không gian, thiết kế bổ sung, cải tạo, tái sử dụng thích ứng và thiết kế bổ sung, với phân tích văn hoá, lịch sử và môi trường.

54. Đồ án thiết kế công trình 3 (số tín chỉ: 5, thời lượng: 15 tuần)

Giới thiệu các vấn đề trong thiết kế nhà ở và hình thành cộng đồng, thông qua thiết kế của 1 ngôi nhà ở, cụm 5 ngôi nhà ở, và phát triển thành cộng đồng 50 ngôi nhà ở.

55. Đồ án thiết kế công trình 4 (số tín chỉ: 5, thời lượng: 15 tuần)

Thiết kế công trình công cộng quy mô nhỏ đa chức năng và tích hợp kỹ thuật môi trường (công trình giáo dục, y tế, giao thông…)

56. Đồ án quy hoạch (số tín chỉ: 5, thời lượng: 15 tuần)

Môn học bao gồm 3 phần Quy hoạch, Thiết kế cảnh quan và Thiết kế đô thị. Đồ án quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 một nhóm nhà ở có quy mô từ 4-6ha (dân số khoảng 2000 – 2500 người) giúp sinh viên nắm được kiến thức cơ bản về tổ chức không gian 01 nhóm nhà ở, các bước xây dựng các chỉ tiêu cơ bản về sử dụng đất từng ô đất cho đế làm quen với phương pháp thể hiện 01 đồ án quy hoạch chi tiết.

57. Đồ án thiết kế công trình 5 (số tín chỉ: 4, thời lượng: 15 tuần)

Thiết kế công trình khẩu độ lớn (công trình thể thao, thương mại, giao thông, công nghiệp…)

58. Đồ án thiết kế công trình 6 (số tín chỉ: 5, thời lượng: 15 tuần)

Để phát triển các đồ án cao tầng (có thể đa chức năng) trong đô thị nhạy cảm về môi trường và văn hoá, trong bối cảnh quốc tế, thông qua phân tích môi trường và nghiên cứu thiết kế mở rộng.

59. Đồ án cơ sở tốt nghiệp (số tín chỉ: 5, thời lượng: 16 tuần)

Đồ án này được xem như phần một của đồ án tốt nghiệp có hệ thống và xuyên suốt và có mối quan hệ chặt chẽ với nhau trong quá trình xây dựng khả năng tư duy sáng tác của sinh viên. Sinh viên sẽ được thực hiện theo từng bước được kiểm soát khối lượng theo từng tuần và 3 quá trình bảo vệ đồ án giữa kỳ trước khi nộp bài cuối cùng. Các chủ đề nghiên cứu được lựa chọn theo năm học.

60. Đánh giá hệ thống đồ án 1

Hệ thống đồ án thể hiện chứng minh rằng sinh viên có đầy đủ kỹ năng cần thiết để có thể tiếp tục học tập trong các năm tiếp theo. Việc đánh giá lần 1 được thực hiện sau năm thứ 2 của chương trình đào tạo. Mỗi sinh viên tự biên soạn Hệ thống đồ án của mình dựa trên công việc được thực hiện trong quá trình học tập với tài liệu minh chứng bao gồm các phác thảo, bản vẽ kỹ thuật, phối cảnh, mô hình và thuyết minh.

61. Đánh giá hệ thống đồ án 2

Tương tự như môn học đánh giá hệ thống đồ án 1, ở học phần này sinh viên phải hoàn thiện ở mức cao hơn hồ sơ năng lực cá nhân bao gồm các bản vẽ phác thảo, các bản vẽ ý tưởng, các bản vẽ kỹ thuật thể hiện năng lực thể hiện vẽ phối cảnh, thực hiện các bản vẽ kỹ thuật cũng như các chi tiết và các vấn đề liên quan tới kiến trúc xanh. Hồ sơ cá nhân này chính là bản thể hiện tư duy cũng như kỹ năng tổng thể của sinh viên đạt được trong đào tạo trước khi bước vào môi trường thực tế.

62. Đồ án tốt nghiệp (số tín chỉ: 12, thời lượng: 16 tuần)

Tiếp nối Đồ án cơ sở tốt nghiệp như là phần nghiên cứu, đồ án tốt nghiệp là học phần thực hành cuối cùng trong chương trình đào tạo ngành Kiến trúc. Sinh viên phải vận dụng tổng hợp các kiến thức và kỹ năng chuyên môn đã học để xác định đề tài đồ án, xây dựng NVTK, phân tích đánh giá địa điểm (được chọn từ thực tế); trên cơ sở đó đề xuất ý tưởng sáng tạo và cụ thể hóa thành các giải pháp quy hoạch, kiến trúc, nội / ngoại thất và kỹ thuật xây dựng/ kỹ thuật công trình.

Đồ án tốt nghiệp và đồ án cơ sở tốt nghiệp được thực hiện như một chuỗi xuyên suốt quá trình xây dựng tư duy tổng hợp cho đồ án cuối cùng này. Trong đó sinh viên phải trải qua 4 lần bảo vệ trước hội đồng nhằm rèn luyện cho sinh viên tư duy phản biệt, khả năng trình bày và thuyết trình các ý tưởng và giải pháp của mình.

Institute of International Training & Cooperation
Hanoi University of Architecture

Km10 Nguyen Trai, Thanh Xuan, Hanoi


Register now