Chương trình LKĐT Cử nhân Kiến trúc Pháp (DEEA – Pháp ngữ)

Thời gian đào tạo: 1 năm dự bị + 3 năm chuyên ngành (4 năm - 8 học kỳ)
Trình độ: Đại học chính quy
Văn bằng: Bằng cử nhân kiến trúc - Được cấp bởi Trường ĐH Kiến trúc Quốc gia Normandie Pháp
Khai giảng: 09/2023

Thông tin chung

Chương trình đào tạo thực hiện trong 4 năm dựa trên mong muốn tìm ra câu trả lời một cách sáng tạo đối với những thách thức trong đào tạo và phát triển nghề kiến trúc và cảnh quan hiện nay ở cấp địa phương, quốc gia và quốc tế. Các khái niệm về phát triển bền vững, môi trường, bối cảnh, khái niệm về sinh cảnh liên quan đến Phong thủy, là trọng tâm của chương trình đào tạo bao gồm cả kiến trúc và cảnh quan này. Chương trình nhằm cung cấp cho sinh viên những kiến thức chung về những định nghĩa và những khái niệm thiết kế, cũng như các phương pháp và công cụ cần thiết cho những người làm nghề trong tương lai.

Chương trình đào tạo bằng tiếng Pháp và dành cho tất cả sinh viên Pháp ngữ quốc tế đã có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông và đặc biệt dành cho sinh viên đến từ khu vực Đông Nam Á. Hàng năm, chương trình dự kiến nhận 30 sinh viên trong đó 20 sinh viên từ khu vực Asean, 10 sinh viên từ khu vực châu Âu. Việc xét tuyển thông qua hồ sơ và phỏng vấn để đánh giá nguyện vọng và động lực của thí sinh.

Khái niệm thiết kế không gian kiến trúc đô thị và cảnh quan là nội dung trọng tâm của việc học và gắn liền với các vấn đề lịch sử, khoa học, kỹ thuật, văn hóa, xã hội và môi trường. Chương trình cử nhân kiến trúc này dẫn dắt sinh viên đến một bản thể luận về kiến trúc, mối quan hệ giữa kiến trúc với cảnh quan và dấu ấn của kiến trúc trong không gian: trước tiên sinh viên sẽ được khám phá ra bản chất của ngành học và tương tác kiến trúc/cảnh quan, và dần dần sẽ tiếp cận với sự phức tạp của các đồ án.

  • Đội ngũ giảng viên trong và ngoài nước đến từ các trường Đại học Kiến trúc quốc gia hàng đầu của Pháp- ưu tú, giàu kinh nghiệm và nhiệt tình;

  • Hệ thống thư viện tài liệu riêng;

  • Ngôn ngữ giảng dạy chủ yếu bằng tiếng Pháp;

  • Phương pháp dạy và học tiên tiến theo tiêu chuẩn Châu Âu;

  • Sinh viên được hưởng đầy đủ các quyền lợi như sinh viên của trường ĐH Kiến trúc Quốc gia Normandie: có thẻ sinh viên, quyền truy cập thư viện điện tử…

  • Bằng tốt nghiệp được công nhận trên toàn Châu Âu.

  • Sinh viên theo học tại chương trình có rất nhiều cơ hội giao lưu học hỏi kinh nghiệm, kiến thức và kỹ năng với các giảng viên, chuyên gia, sinh viên nước ngoài thông qua các hoạt động quốc tế đa dạng mà Viện Đào tạo & HTQT tổ chức như trao đổi sinh viên (Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan, Pháp), seminar, workshop, nghiên cứu chung…

  • Sinh viên có thể tham gia vào các dự án nghiên cứu trong và ngoài nước của Viện Đào tạo & HTQT chủ trì và tham gia ngay trong quá trình học tập.

  • Sinh viên cũng có cơ hội làm việc với các đối tác quốc tế của nhà trường do Viện Đào tạo & HTQT làm đầu mối liên kết.

  • Sinh viên có thể học liên thông chuyển tiếp hoặc đi học trao đổi tại Pháp từ năm thứ 2.

1. Năm dự bị Cử nhân L00 (Kỳ 00 và Kỳ 00 bis)

Chương trình bao gồm 100 giờ giảng dạy bằng tiếng Việt, 550 giờ bằng tiếng Pháp, 160 giờ workshop (tháng 1 và tháng 4), 140 giờ lý thuyết cơ bản, 350h của FLE (200h trong học kỳ chẵn và 100h trong học kỳ lẻ). Các workshop 1 và 2: đọc hiểu và thể hiện cảnh quan, nhập môn triển khai dự án. Nâng cao trình độ tiếng Pháp: giảng dạy tiếng Pháp đại cương và giảng dạy tiếng Pháp chuyên ngành kiến trúc và cảnh quan.

2. Năm thứ nhất Cử nhân L01 (Kỳ S 01 + Kỳ S 02)

Kỳ S 01: Nghiên cứu địa điểm thực tế: quan sát, hiểu, hành động: Những thành phần không gian (không gian bên trong và bên ngoài)

+ Khám phá các yếu tố cấu thành nên không gian, nhận thức, công cụ thăm dò và sự biểu hiện của nó, các khái niệm về ngữ cảnh , các công cụ để biểu đạt, các nguyên tắc lý luận.

+ Hình thành kiến thức, kỹ năng xem xét và đặt câu hỏi về thực địa.

+ Học hỏi cách chia sẻ kiến thức và thực hiện đồ án (làm việc nhóm).

Kỳ 02: Từ ý tưởng thiết kế đến triển khai thực hiện: Hồi sinh hồn nơi chốn: nơi ở

Làm thế nào để hình thành ý tưởng đồ án tốt nghiệp ngay từ bước phân tích ban đầu và cách thức phản biện lại? Thay đổi tư duy / tư duy trong các bài thể hiện của sinh viên (đa dạng hóa các hình thức học tập).

3. Năm thứ 2 Cử nhân L02 (S03+S04)

Kỳ 03: Thiết kế không gian công cộng và cộng đồng: trang thiết bị

Các tài liệu thu thập được và qua khảo sát thực tế giúp thực hiện đồ án như thế nào? Từ bản vẽ đến thực tế ra sao? Phương thức truyền tải hiện thực ra sao?

Kỳ 04 – Các khu vực dự án – Nhận diện để chuyển hóa Không gian nông thông: gia tăng mật độ và biến đổi.

Làm thế nào để triển khai một đồ án trong một khu đất đã hoàn thành quy hoạch? Sự chuyển biến trong luật và các khó khăn liên quan như thế nào? Những khu vực nông nghiệp và nông thôn, di sản, kinh tế đối mặt với sự mở rộng đô thị ra sao? Mục tiêu của đồ án: Xây dựng quy hoạch cảnh quan hướng tới lợi ích cộng đồng.

4. Năm thứ 3 Cử nhân L03 (Kỳ 05 + Kỳ 06)

Kỳ 05: Sống trong đô thị đương đại: bão hòa, quá tải và dịch chuyển (Đô thị và Cảnh quan đương đại / Nhà ở trong đô thị ngày nay)

Từ những nghiên cứu đề xuất đã được xây dựng trong đồ án, sinh viên tiến hành thực nghiệm và kiểm chứng đồ án trong bối cảnh thực tế.

Kỳ 06: Phản biện để tìm ra giải pháp thay thế: chính sách và các dự án đô thị (Kiến trúc, đô thị và môi trường)

Từ nhiều phương pháp tiếp cận khác nhau được tích hợp xuyên suốt chương trình học, sinh viên lựa chọng một khu vực thực tế để làm đồ án tốt nghiệp.

Thể thức đào tạo

Đồ án: Mỗi học kỳ sinh viên sẽ thực hành một đồ án kiến trúc, đô thị và cảnh quan. Trọng tâm là thiết kế không gian kiến trúc đô thị và cảnh quan và các vấn đề lịch sử, khoa học, văn hoá, xã hội và môi trường. Đồ án xưởng gồm 10 tín chỉ chiếm khoảng 50% thời gian giảng dạy.

Mục tiêu: học tập thông qua thực địa (phân tích thực địa, phân tích quá trình làm đồ án, phản biện). Đồ án xưởng dựa trên yêu cầu thực tế, khó khăn và mục tiêu của chủ đầu tư.

Workshop – Đồ án thực địaĐây là thời gian triển khai đồ án thực hành và tăng cường nhằm đáp ứng yêu cầu cụ thể của một chủ đầu tư bằng cách ứng dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn. Nó góp phần làm nổi bật kiến thức và quá trình đào tạo, làm phong phú hồ sơ kinh nghiệm thực tế của sinh viên và thiết lập mạng lưới chuyên nghiệp để tuyển dụng.

Giờ học thực hành: Các giờ thực hành liên quan giúp làm phong phú kiến thức về thiết kế kiến trúc khi làm đồ án vì nó giúp phát triển khái niệm về liên ngành trong đồ án và hiểu sâu hơn những khái niệm cụ thể về thiết kế kiến trúc và cảnh quan.

Giờ học lý thuyết: Các môn lý thuyết được giảng theo từng khóa, kiến thức liên quan cần thiết để làm đồ án.

Các đợt thực tập: Thực tập là học phần thực hành, bổ sung và bắt buộc, giúp sinh viên không chỉ khám phá môi trường làm việc trong lĩnh vực kiến trúc, cảnh quan và quy hoạch đô thị, ở bất kể công ty nào, chủ đầu tư và/hoặc quản lý dự án mà còn có kinh nghiệm chuyên môn hữu ích cho sinh viên khi bước vào thị trường lao động.

Báo cáo nghiên cứu: Vào năm cuối đại học, báo cáo nghiên cứu khuyến khích học sinh đặt câu hỏi về công việc và tiến bộ của mình trong quá trình học tập để xác định và triển khai một đề tài mà sinh viên đặc biệt quan tâm đến. Sinh viên được hướng dẫn trình bày những tác phẩm được dạy từ môn đồ án kiến trúc và đô thị với những bài đã thực hiện của các môn học khác. Để xây dựng quan điểm của mình, cần phải tập hợp các nguồn và phân tích các tài liệu bổ sung, đọc thêm thông tin về các bài đã chọn, và soạn ra mục lục tổng hợp. Bài tổng hợp này thể hiện dưới hình thức một bài diễn giải bằng văn bản gồm khoảng 20 trang. Bài báo cáo nghiên cứu được thực hiện với sự hướng dẫn của giảng viên thuộc nhiều chuyên ngành và có báo cáo bằng thuyết trình kèm tài liệu văn bản.

Các phương tiện trang bị cho sinh viên: Công cụ sao chép (scan, copy, cắt laze, …), nguồn tài liệu (thư viện sách tiếng Pháp tại Đại học Kiến trúc Hà Nội). Sự hiện diện của Campus France trong trường Đại học Kiến trúc Hà Nội (bắt đầu từ tháng 10 năm 2017) là một nguồn lực góp phần vào việc giám sát và đào tạo sinh viên.

Tận dụng các nguồn lực kỹ thuật số: Sinh học chương trình đại học này sẽ tự động có quyền truy cập vào mạng máy tính và cơ sở dữ liệu được cung cấp bởi các Trường ĐH Kiến trúc Quốc gia Normandie. Ngoài ra, Trung tâm Kỹ thuật Số bằng tiếng pháp (CNFP) của AUF sẽ được sử dụng làm tài nguyên và công cụ truyền thông và giảng dạy (các khóa học học tập từ xa, các cuộc họp, trao đổi…).

Phương pháp đánh giá kiến thức: Việc kiểm tra kiến thức được thực hiện liên tục, bằng việc điểm danh và các kỳ thi kiểm tra kiến thức từ các bài học đã được giảng dạy. Việc đánh giá được thực hiện đồng thời và có hệ thống bởi các giáo viên và các chuyên gia được mời theo một thang điểm chung.

Chương trình Đào tạo

Viện Đào tạo và Hợp tác Quốc tế
ĐH kiến trúc Hà Nội

Km10 Nguyễn Trãi, Phường Văn Quán, Hà Đông, Hà Nội


Phụ trách chương trình:
TS.KTS. Nguyễn Thái Huyền

Thư ký chương trình:
CN. Nguyễn Thị Dung

Hotline: 096 5698 899

Email: filieres.lmd@hau.edu.vn

Đăng ký ngay