Kengo Kuma is a Japanese architect and professor in the Department of Architecture (Graduate School of Engineering) at the University of Tokyo. Us IITC Design Lab, had a chance to talk with him about his profession and his opinion on Japanese architecture.
IITC Lab: How can you manage your workflow on architecture projects and how can you spend a lot of attention on details of the structure?
Kengo: I usually work on the material and structure (with engineers) first and then think about the volume later on. After that I work on both elements.
IITC Lab: You tend to use local material in buildings in the countryside. So with the building on a large urban scale, how do you find local materials for the project in this case?
Kengo: I will organize a meeting with the students and professors in architecture in that area and together find a local solution.
IITC Lab: Many other famous architects (Toyo Ito, Sejima,…) are using modern materials (steel, glass) all over the construction which is kind of against your design strategy. What do you think about that?
Kengo: A different school of design started with toyo ito and they r a bit out of context. But I think that it was an attempt to innovate. My sensei designed a city hall with ways to innovate ancient architecture but it’s too heavy. So I just want to create my own way to innovate traditional architecture.
IITC Lab: Big offices (Nikkei) and small ones create more interesting projects… What is your opinion on that view?
Kengo: Well, I think the market of architecture in Japan does not fit me anymore, especially big projects in big cities because Japanese investors are conservative and the foreign (Vancouver, Canada as an example) investors are much more open to me.
IITC Lab: What advice would you give to young architects?
Kengo: Well, the youth should travel and experience more, especially foreign countries. I once went to Africa to work for a while and the trips actually had a big impact on my development.
***
Kengo Kuma là một kiến trúc sư người Nhật Bản và là giáo sư tại Khoa Kiến trúc (Trường Cao học Kỹ thuật) tại Đại học Tokyo. IITC Design Lab đã có cơ hội nói chuyện với ông về một vài vấn đề chuyên ngành và quan điểm của ông về kiến trúc Nhật Bản.
IITC Lab: Làm cách nào ông có thể quản lý quy trình làm việc của mình đối với các dự án kiến trúc và ông có thể dành nhiều sự chú ý vào các chi tiết của cấu trúc như thế nào?
Kengo: Tôi thường làm việc về vật liệu và cấu trúc (với các kỹ sư) trước rồi mới nghĩ đến khối lượng sau. Sau đó tôi làm việc trên cả hai yếu tố.
IITC Lab: Ông có xu hướng sử dụng vật liệu địa phương trong các tòa nhà ở nông thôn. Vậy với công trình ở quy mô đô thị lớn, theo ông làm thế nào để tìm nguồn vật liệu địa phương cho công trình trong trường hợp này?
Kengo: Tôi sẽ tổ chức một cuộc họp với các sinh viên và giáo sư kiến trúc ở khu vực đó và cùng nhau tìm ra giải pháp cục bộ.
IITC Lab: Nhiều kiến trúc sư nổi tiếng khác (Toyo Ito, Sejima,…) đang sử dụng các vật liệu hiện đại (thép, kính) trên toàn bộ công trình, điều này đi ngược lại với quan điểm thiết kế của ông. Ông nghĩ sao về vấn đề này?
Kengo: Một trường phái thiết kế khác bắt đầu với Toyo Ito và chúng có vẻ hơi lạc lõng. Nhưng tôi nghĩ rằng đó là một nỗ lực để đạt được sự đổi mới. Thầy của tôi đã thiết kế tòa thị chính cách tân kiến trúc cổ nhưng nó trông khá nặng nề. Vì vậy tôi chỉ muốn sáng tạo theo cách riêng của mình để cách tân kiến trúc truyền thống.
IITC Lab: Các văn phòng lớn (Nikkei) và các văn phòng nhỏ ngày càng tạo ra nhiều dự án thú vị hơn… Ý kiến của ông về quan điểm đó như thế nào?
Kengo: Chà, tôi nghĩ thị trường kiến trúc ở Nhật Bản không còn phù hợp với tôi nữa, đặc biệt là các dự án lớn ở các thành phố lớn vì các nhà đầu tư Nhật Bản khá bảo thủ và các nhà đầu tư nước ngoài (Vancouver, Canada chẳng hạn) cởi mở hơn với tôi.
IITC Lab: Ông có lời khuyên nào dành cho các kiến trúc sư trẻ?
Kengo: Ừ thì tuổi trẻ nên đi du lịch và trải nghiệm nhiều hơn, đặc biệt là nước ngoài. Tôi đã từng sang Châu Phi làm việc một thời gian và những chuyến đi thực sự đã tác động lớn đến sự phát triển của tôi.
***
Text by: Nguyen Kim Chi & Do Quang Vu
Photos: Nguyen Que Bang, Nguyen Hoang Viet & Le Huy